Vậy vấn đề chính yếu trong việc truyền giáo ở đây không phải là vấn đề Chúa Kitô phải có một dung nhan Á Châu, một bộ phục Việt Nam th́ dân Á Châu và dân Việt Nam mới dễ chấp nhận Người, cho bằng vấn đề vị thừa sai phải làm sao cho dân Á Châu và dân Việt Nam thấy rằng Chúa Kitô là của mọi người và cho mọi người, một Chúa Kitô “công giáo”, một Chúa Kitô phổ quát, một Chúa Kitô quốc tế, v́ Chúa Kitô tử giá đă hoàn toàn trần trụi không c̣n bộ phục Do Thái nữa, một Chúa Kitô ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, thời điểm con người c̣n thuần nhất “trần truồng song không biết xấu hổ” (Gen 2:25). Nếu Chúa Kitô Phục Sinh là nội dung của Tin Mừng Cứu Độ mà các vị tông đồ phải “là những chứng nhân của Thày cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8), th́ Chúa Kitô Tử Giá chính là bản chất của Tin Mừng Cứu Độ cần phải được rao giảng:

 

·        Phải, các người Do Thái th́ đ̣i ‘dấu lạ’ c̣n các người Hy Lạp th́ t́m kiếm ‘khôn ngoan’, nhưng chúng tôi lại rao giảng Chúa Kitô tử giá, một cớ vấp phạm cho những người Do Thái và là một thứ điên rồ cho các Dân Ngoại; thế nhưng, đối với những ai được kêu gọi, th́ dù Do Thái hay Hy Lạp, Chúa Kitô cũng là quyền năng của Thiên Chúa và là khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cor 1:22-24).

 

Đúng thế, “những ai được kêu gọi” đây chính là thành phần “chiên của Tôi th́ nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” (Jn 10:27), “vị mục tử nhân lành hiến mạng sống v́ chiên” (Jn 10:11). Yêu thương chính là mănh lực  của Đấng “khi bị treo lên Tôi sẽ kéo mọi người lên cùng Tôi” (Jn 12:32). V́ yêu thương là một thứ ngôn ngữ quốc tế  mà cơi ḷng của bất cứ dân nước nào cũng có thể hiểu được ngay và hết sức dễ dàng, hơn thứ ngôn ngữ thần học kinh viện của bộ óc vừa trừu tượng vừa bị hạn hẹp bởi văn tự. Đó là lư do tại sao yêu thương trọn lành mới làm cho nhân loại thấy Chúa Kitô trước nhất và rơ ràng nhất:

 

·        Thày ban cho các con một giới răn mới, đó là các con hăy yêu thương nhau. Thày đă yêu thương các con thế nào, các con cũng hăy thương yêu nhau như vậy. Việc các con yêu thương nhau sẽ làm cho tất cả mọi người  nhận ra các con là môn đệ của Thày” (Jn 13:34-35). 

 

Bởi thế, như đă đề cập đến, vấn đề then chốt ở đây là một khi Kitô hữu chúng ta đến được với người ngoài Kitô giáo, bằng tinh thần bác ái trọn lành, phục vụ hoàn toàn vô tư và vị tha, th́ Chúa Kitô tử giá, Đấng hoàn toàn trần trụi của chúng ta, không c̣n mặc y phục của bất cứ dân nước nào nữa, “không c̣n phân biệt giữa Do Thái hay Hy Lạp” (Rm 10:12), cũng sẽ được con người “chấp nhận” (Jn 1:12) thực sự là Vị Cứu Thế duy nhất của họ, tức là “Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” (1Tim 2:5).

Vậy th́, Kitô hữu chúng ta, về phương diện thừa sai, một khi luôn luôn tuân theo tác động của Thánh Linh là tác nhân chính yếu trong công cuộc truyền giáo (xem Tông Huấn “Giáo Hội Tại Á Châu”, 18.3), thực sự chính là ngưỡng cửa hy vọng của việc truyền bá phúc âm hóa và cho việc truyền bá phúc âm hóa. Tông Thư “Giáo Hội Tại Á Châu” (đoạn 23.2) cũng đă xác nhận theo chiều hướng này:

 

·        Hoàn toàn thâm tín được tầm quan trọng của thành phần chứng nhân đích thực trong công cuộc truyền giáo tại Á Châu, Các Nghị Phụ của Thượng Hội này đă phát biểu là: ‘Tin Mừng về Chúa Giêsu Kitô chỉ có thể được loan báo nơi những ai bị chiếm đoạt và tác động bởi t́nh yêu của Chúa Cha đối với con cái Ngài, một t́nh yêu bộc lộ nơi con người của Chúa Giêsu Kitô. Việc loan báo này là một sứ vụ cần đến những con người nam nữ thánh thiện, thành phần làm cho Chúa Cứu Thế được nhận biết và yêu mến bằng đời sống của họ. Một ngọn lửa chỉ có thể được thắp lên bởi những ǵ tự nó cháy lửa. Cũng thế, việc loan báo Tin Mừng cứu độ mang lại thành quả ở Á Châu cũng chỉ có thể xẩy ra một khi bản thân các vị Giám Mục, giáo sĩ, những ai sống đời tận hiến tu tŕ, và giáo dân cháy lửa yêu mến Chúa Kitô và bừng nóng ḷng nhiệt thành muốn làm cho Người được nhận biết rộng răi hơn nữa, làm cho Người được yêu mến sâu đậm hơn nữa và làm cho Người được noi gương bắt chước hoàn toàn hơn nữa’ (Proposito, 8)”.

 

Nhưng, để cơi ḷng có thể bừng nóng và bắt lửa truyền giáo như thế, văn kiện Hậu Thượng Hội Giám Mục Á Châu này nói chung, trong đó có đề cập tới kinh nghiệm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói riêng, c̣n cẩn thận nhắc nhở mọi Kitô hữu, nhất là Kitô hữu chính thức đóng vai tṛ thừa sai những điều tối quan yếu như sau:

 

·        Truyền giáo là tác động chiêm niệm và là một việc chiêm niệm hoạt động. Bởi thế, một nhà truyền giáo không sâu xa cảm nghiệm Thiên Chúa bằng đời sống cầu nguyện và chiêm niệm sẽ gặt hái được rất ít ảnh hưởng thiêng liêng hay thành công trong việc truyền giáo. Cái nh́n sáng suốt này phát xuất từ thừa tác vụ linh mục của riêng Tôi, và như Tôi cũng đă viết trước đây, việc Tôi có dịp gặp gỡ giao tiếp với các đại diện của các truyền thống ngoài Kitô Giáo, nhất là các truyền thống ấy ở Á Châu, đă làm Tôi xác nhận quan niệm là tương lai của việc truyền giáo phần lớn tùy thuộc vào việc chiêm niệm. Ở Á Châu, gia cư của các tôn giáo lớn có những người và có cả khối những dân tộc khao khát thần linh, Giáo Hội được kêu gọi trở thành một Giáo Hội nguyện cầu, sâu xa sống tâm linh, cho dù có phải dấn thân lo đến vấn đề nhân bản và xă hội đi chăng nữa. Tất cả mọi Kitô hữu cần phải sống linh đạo cầu nguyện và chiêm niệm thực sự trong công cuộc truyền giáo. (Bởi v́) Ở Á Châu, một con người sùng đạo chân chính vốn được trọng kính và có một hấp lực. Việc cầu nguyện, chay tịnh và các h́nh thức khổ chế khác cũng được coi trọng. Việc từ bỏ, sống thanh thoát, khiêm nhu, đơn thành và trầm lặng đều được tín đồ của tất cả mọi tôn giáo coi là những giá trị cao quí”.

 

(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Tông Huấn “Giáo Hội Tại Á Châu”,

đoạn 23.1 và 23.2, L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 10/11/1999, trang VII)

 

 

CHÚA KITÔ TOÀN CẦU, ĐẤNG CỨU THẾ DUY NHẤT

 

 

C

hớ ǵ các bộ óc Tôma Á Châu, bộ óc Tôma Việt Nam cũng có cả một cơi ḷng Têrêsa Calcutta tràn đầy đức ái nữa, để có thể thốt lên như chính vị Thánh Tiến Sĩ Thiên Thần khi cơi ḷng của ngài bị cháy nóng, đến nỗi ngài không thể hoàn thành bộ Tổng Luận Thần Học đồ sộ vô tiền khoáng hậu của ḿnh nữa, như chính ngài thú nhận:

 

·        “Các công cuộc khó nhọc của tôi tới đây là chấm dứt. Tất cả những ǵ tôi đă viết ra chẳng khác ǵ như rơm rạ so với những ǵ  tôi được mạc khải cho thấy”.

 

(Butler’s Lives of The Saints, complete edition, Vol I,

Christian Classics, Westminster, Maryland, 1988, p. 511)

 

Chớ ǵ, mỗi Kitô hữu Việt Nam hết sức nỗ lực trong việc mỗi năm chỉ cần làm cho một người ngoại trở lại với Chúa Kitô, th́ chiến dịch “Thập Niên 10 Người Trở Lại” sẽ được hoàn tất tốt đẹp, ở chỗ, vào năm 2010, toàn thể nước Việt Nam sẽ trở thành “một đàn chiên theo một chủ chiên” (Jn 10:16). Chỉ cần mỗi một nước Á Châu có một cơi ḷng Têrêsa Calcutta thôi, ngàn năm thứ ba Kitô Giáo sẽ là ngàn năm của Á Châu, đúng như viễn quan của Tông Huấn “Giáo Hội Tại Á Châu” ở ngay đoạn mở đầu (1.2):

 

·        Như ngàn năm thứ nhất Thập Giá đă được trồng ở mảnh đất Âu Châu, và ngàn năm thứ hai ở Mỹ Châu cũng như Phi Châu thế nào, th́ chúng ta hăy cầu xin cho ngàn năm thứ ba trở thành mùa gặt đức tin dồi dào nơi đại lục rộng lớn và sinh động này cũng như vậy

 

(Lời ĐTC Gioan Phaolô II ngỏ lời cùng Hội Nghị Lần Sáu của Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu, 15/1/1995, đoạn 11: Insegnamenti XVIII, 1/1995, 159)

 

Đúng thế, để được như vậy, Kitô hữu Á Châu/Việt Nam chúng ta phải sống Thần Học Á Châu/Việt Nam. Ở chỗ, nếu Thần Học Á Châu, Thần Học Việt Nam chẳng qua là việc làm sao để đồng hóa Chúa Kitô với bộ mặt Á Châu, với bộ phục Việt Nam, và nếu tự nơi cơi ḷng của chung các dân tộc Á Châu và riêng Việt Nam đă có sẵn căn bản Thần Học Á Châu, Thần Học Việt Nam, qua những mầm mồng thần linh trong các đạo giáo hay văn chương b́nh dân của họ, tức có khả năng của thành phần chiên nghe được tiếng chủ chiên của họ, th́ với một bộ mặt thuần túy Á Châu, bộ phục hoàn toàn Việt Nam của ḿnh, Kitô hữu Á Châu/Việt Nam chúng ta, thực sự là chính Chân Dung Chúa Kitô Á Châu/Việt Nam trung thực nhất, sống động nhất để làm chứng cho Người, chẳng những tại Á Châu, tại Việt Nam, mà c̣n tại bất cứ nơi nào nữa trên thế giới trong một thời điểm riêng Kitô giáo ở Âu Châu và Bắc Mỹ đang bị phá sản khủng khiếp, cũng là một thời điểm văn hóa nhân bản chân chính của chung nhân loại đang bị tan hoang trên khắp thế giới hiện nay. Bởi v́: “Chúa Kitô vẫn thế hôm qua, hôm nay và muôn đời” (Heb 13:8).

 

Có người sẽ lật ngược lại vấn đề như sau: Trước hết, nếu đức ái là ngôn ngữ quốc tế, là cách tốt nhất để Kitô hữu chẳng những có thể đến gần người ngoài Kitô giáo, hay thu hút người ngoại giáo đến với ḿnh, mà c̣n chiếm được cảm t́nh của họ nữa, nhờ đó Kitô hữu mới có thể giảng đạo cho họ, thế th́ tại sao biết bao năm trời nay, bất cứ ở đâu có Giáo Hội Công Giáo th́ ở đấy có những hoạt động bác ái, như mở trường dạy học cho thanh thiếu niên, mở nhà thương chữa trị bệnh hoạn tật nguyền cho thân xác con người, mở trại cùi săn sóc những người bị tật phong, mở cô nhi viện chăm sóc các trẻ em mồ côi cha mẹ, mở viện dục anh để cải huấn giới trẻ bụi đời, mở viện dưỡng lăo chăm sóc những người già cô độc không nơi nương tựa v.v. mà kết quả gặt hái được quá ư ít oi, phần đông những người ngoài Kitô giáo chỉ cảm phục công cuộc xă hội của khối Công Giáo song họ vẫn chưa chịu trở lại, tức chưa chịu nh́n nhận Chúa Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người!?

 

Thật ra vấn đề này có nhiều lư do. Chúng ta có thể kể đến ba lư do chính yếu sau đây, thứ nhất về tŕnh độ truyền giáo, thứ hai về việc tăng dân số và thứ ba về môi trường truyền giáo.

 

Lư do thứ nhất là tŕnh độ truyền giáo, ở chỗ, tinh thần chứng nhân sống động nơi người Kitô hữu tông đồ không đủ sức để thu hút và chinh phục người ngoài Kitô giáo, nhất là những người cũng sống “từ bi hỉ xả”, cũng biết “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn”, cũng thực hành việc “lá lành đùm lá rách” v.v. Một việc bác ái tự nó là tốt, nhưng nó vẫn có thể trở thành một công tác hay dịch vụ thuần túy xă hội. Đúng thế, nếu không có tinh thần phục vụ đến tận tuyệt của Chúa Kitô, các bệnh viện Kitô Giáo cũng chẳng khác ǵ các nhà thương của nhà nước, các trường học Kitô Giáo cũng không hơn ǵ các công thục hay tư thục, các nhà dục anh của Kitô Giáo cũng giống hệt như là các trại cải huấn thanh thiếu niên của công quyền, các nơi nuôi trẻ em mồ côi cũng giống như các cô nhi viện công cộng v.v. Bởi thế mới nói: “Chỉ cần mỗi một nước Á Châu có một cơi ḷng Têrêsa Calcutta thôi, ngàn năm thứ ba Kitô Giáo sẽ là ngàn năm của Á Châu” (trang 443).

 

Lư do thứ hai là việc tăng dân số, ở chỗ, theo tỉ lệ, số người Công Giáo đă ít lại càng ít hơn. Để dễ hiểu, xin lấy dân số Công Giáo Việt Nam hiện nay là 10% làm tỉ dụ. Vậy, nếu không có các cuộc trở lại ngoại lệ, mà chỉ có chuyện đi đạo theo kiểu cha truyền con nối, và nếu việc tăng dân số giữa gia đ́nh Việt Nam nói chung cứ xẩy ra đều nhau, (với hai vợ chồng và khoảng trung b́nh 5 đứa con), th́ t́nh trạng tăng số người của 10% Công Giáo Việt Nam và 90% của dân chúng Việt Nam ngoại giáo sẽ càng ngày càng cách nhau xa hơn. Chẳng hạn, dân số Việt Nam như được thông kê vào năm 2000 là 70 triệu người, giả sử dân số Việt Nam này cứ trong ṿng 10 năm có một con số tăng đều đặn là 10%, th́ sẽ tăng lên đến 77 triệu vào năm 2010, đến 84.7 triệu vào năm 2020, đến 93.1 triệu vào năm 2030, đến 102.4 triệu vào năm 2040, đến 112.6 vào năm 2050, và trong số 112.6 triệu người Việt Nam vào năm 2050 này dân số Công Giáo Việt Nam chỉ có 10.2 triệu, nghĩa là, 50 năm sau, khoảng cách giữa dân số Công Giáo và dân số ngoại giáo Việt Nam thay v́ chỉ có 63 triệu người như năm 2000 lại cách nhau tới 102.4 triệu. Cứ thế th́ dân số Công Giáo tại Việt Nam càng ngày sẽ càng trở thành thiểu số, nếu không có những cuộc trở lại đặc biệt được phát động thành những chiến dịch truyền giáo đại kết.

Lư do thứ hai là môi trường truyền giáo, ở chỗ, mảnh đất Á Châu đă có sẵn các loại cây cổ thụ về đạo giáo. Kinh nghiệm nhà nông cho thấy, một hạt giống chỉ nẩy mầm và phát triển một cách dễ dàng nơi mảnh đất tốt mà thôi, và việc trồng cấy ở một mảnh đất hoang đầy những cỏ dại bao giờ cũng dễ dàng hơn là trồng cấy ở một khu rừng rậm với đầy những gốc rễ chằng chịt. Đó là lư do tại sao Kitô Giáo dễ nẩy mầm và phát triển ở Âu Châu hơn ở Á Châu. Nếu muốn biến một khu rừng rậm trở thành một cánh đồng ph́ nhiêu mầu mỡ không phải là chuyện dễ dàng và nhanh chóng thế nào, th́ việc truyền bá phúc âm hóa tại Á Châu cũng vậy.

 

Tuy nhiên, không phải v́ Kitô Giáo không thể làm bật rễ tín ngưỡng đă ăn sâu chôn chặt vào ḷng dân chúng Á Châu mà Đấng Tử Giá là Vị Cứu Thế Duy Nhất đích thực của họ vẫn c̣n là một tử thi nằm trong ḷng đất, chưa phục sinh ra khỏi ngôi mồ của Người để tỏ ḿnh ra cho dân chúng Á Châu. Chính sách truyền giáo của Kitô Giáo không phải là cướp giật hay bóc lột như thế, trái lại, là một cuộc hội nhập văn hóa như việc Lời Nhập Thể, và biến đổi văn hóa như Chúa Kitô Phục Sinh. Thật vậy,  nhờ Nhập Thể, Tử Nạn và An Táng trong ḷng đất Chúa Kitô đă tỏ ḿnh cho thấy Người thực sự là gốc rễ của mọi tôn giáo, là Mầm Mống Thần Linh nơi tất cả mọi niềm tin chân chính, là “mạch nước vọt lên sự sống đời đời” làm thỏa măn khát vọng sâu xa nhất của con người (Jn 4:14), nhất là con người ngày nay, một con người đang sống trong một thời đại văn minh vật chất hầu như tột đỉnh song vẫn chẳng những không thôi mà c̣n càng cảm thấy bất an và bất hạnh hơn bao giờ hết, đến nỗi, nhiều người trong họ đang cố gắng t́m về cội nguồn của ḿnh, mới nỗ lực t́m kiếm b́nh an chân thực.

 

Bởi thế, chính trong lúc này đây, trong một thời điểm các đạo giáo đang bị giải thể một cách thảm thương khủng khiếp trên toàn cầu nơi ḷng con người thời đại, một thời điểm người ta tự nhiên trở nên khô đạo, hết sức lơ là với đạo, không c̣n ngoan đạo, sống đạo và tha thiết giữ đạo cổ truyền của ḿnh như xưa nữa, không c̣n gắn bó với những truyền thống đạo giáo, với những giá trị chân truyền là những ǵ, đối với đa số con người thời nay, đă hoàn toàn lỗi thời trước ánh sáng chói lọi của văn minh vật chất cũng như của văn hóa duy nhân bản hiện đại.

 

Vậy th́ tại sao Kitô hữu Việt Nam, Kitô hữu Á Châu chúng ta không lợi dụng thời điểm hầu như ḷng người đă trở thành “vô đạo” và “giải đạo” này để truyền bá phúc âm hóa cho tín đồ của các đạo giáo khác tại Á Châu và Việt Nam. Chỉ cần chúng ta biết làm sao chứng thực cho họ cảm nghiệm được rằng chân lư Kitô Giáo của chúng ta có “toàn quyền năng” (Mt 28:18) cứu độ con người, mà bản thân Kitô hữu của chúng ta là một chứng cớ điển h́nh, một con người Kitô hữu sống trong thế gian như họ song vẫn không thuộc về thế gian (xem Jn 17:11, 14), không bị thế gian tục hóa, trái lại, chúng ta chẳng những làm chủ được thế gian mà c̣n có cả khả năng thăng hóa con người, nhất là trong việc bảo vệ phẩm giá cao quí của con người đang bị chính con người hiện đại t́m cách hủy hoại nữa.

 

Thật vậy, t́nh h́nh thế giới vừa bước vào tân thiên niên kỷ thứ ba hiện nay hết sức sinh động, biến động và chấn động: sinh động về phương diện các phương tiện truyền thông xă hội, biến động về phương diện toàn cầu hóa lănh vực kinh tế, và chấn động về phương diện ư thức luân lư nơi con người, ở chỗ, những ǵ con người từ trước đến nay cho là sai th́ nay lại là đúng, từ trước đến nay cho là xấu th́ nay lại là lành, từ trước đến nay cho là hại th́ nay lại là lợi, hay ngược lại v.v. Thế mà, thực tế cho thấy, chỉ có Giáo Hội Công Giáo Rôma, trong tất cả các đạo giáo trên thế giới hiện nay nói chung, kể cả trong khối Kitô Giáo nói riêng, mới có tiếng nói chính thức, mạnh mẽ và kiên tŕ trong việc chống lại những ǵ phạm đến nhân phẩm cao quí của con người, những ǵ bóp méo chân dung đích thực của con người, cũng như những ǵ tác hại đến sự sống bất khả xâm phạm của con người. Có thể nói mà không sợ sai lầm là Giáo Hội Công Giáo Rôma chính là lương tâm của thế giới tân tiến hiện đại.

 

Điển h́nh nhất cho cuộc tranh đấu nhân bản chân chính này của Giáo Hội Công Giáo đă thực sự diễn ra trước và  ngay trong Hội Nghị về Dân Số ở Cairô (xin xem lại trang 215-230), cũng như đă được phản ánh qua các Cuộc Họp Quốc Tế về Hôn Nhân, Gia Đ́nh và Sự Sống (xin xem lại các trang 248-260, 316-330), một cuộc tranh đấu đă khiến cho Giáo Hội Công Giáo thực sự trở thành kẻ thù không đội trời chung của ư thức hệ duy nhân bản thời đại, cũng như đă trở thành kẻ thù số một của lực lượng vô h́nh đang muốn nhuộm đen thế giới bằng một thứ “văn hóa sự chết”.

 

Đúng thế, tin tức đầu năm 2000 cho hay, ở Liên Hiệp Quốc, nhóm Công Giáo pḥ phá thai quá khích CFFC (Catholics for a Free Choice) muốn đẩy Ṭa Thánh Công Giáo Rôma ra khỏi ghế Quan Sát Viên Thường Trực tại Liên Hiệp Quốc của Ṭa Thánh, xuống cấp ghế như của một cơ quan phi chính phủ NGO (Non-Governmental Organization). Sở dĩ có chuyện này xẩy ra là v́ nhóm này cùng với lực lượng liên minh, như nhóm Kế Hoạch Hóa Phụ Huynh (Planned Parenthood), những thành phần chủ mưu, điển h́nh nhất là ở Hội Nghị Cairô năm 1994, muốn kế hoạch hóa thế giới theo chiều hướng thả lỏng t́nh dục dưới chiêu bài kiểm soát dân số thế giới, bị Ṭa Thánh kích liệt chống đối tới cùng.

 

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Liên Hiệp Quốc vào giữa tháng Ba năm 2000 vừa qua, lương tâm con người đă lên tiếng qua một số đại biểu của các tôn giáo như sau:

 

·        Vấn đề này là vấn đề về phá thai. Nó không phải là vấn đề về tôn giáo. Là những người Evangelical Protestants, chúng tôi có những điểm khác với Giáo Hội Công Giáo Rôma về thần học, song chúng tôi hănh diện bắt tay với họ như những đồng minh để hoạt động cho lư tưởng cao cả trong việc pḥ sự sống.

 

Đă từ lâu cơ quan khả kính này, cơ quan Liên Hiệp Quốc này, đă từng là khấu trường của những phe thiên tả cực đoan. Họ cho ḿnh là những lực lượng bao dung, nhưng về vấn đề quyền lợi của thai nhi, quyền sống căn bản của con người, họ lại không chấp nhận được quan điểm khác với quan điểm của họ, và v́ thế họ vận động để đá Ṭa Thánh ra khỏi Liên Hiệp Quốc.

 

“Hiện nay trong cuộc vận động bầu cử tổng thống đang có một số người muốn chia rẽ người Công Giáo với Tin Lành, thế nhưng tất cả chúng tôi là những người tôn kính Thiên Chúa sát cánh với nhau trong cuộc vận động bảo đảm cho tất cả mọi thai nhi có quyền sống căn bản của con người”

 

(Tom Minnery, Focus on the Family, Colorado Springs, Colorado, USA,

Nguyệt San Inside The Vatican, April 2000, p. 51)

 

·        Tôi tham dự những cuộc họp tại Liên Hiệp Quốc này đă hai năm rưỡi, và đă dính dáng đến một số vấn đề liên quan tới gia đ́nh cùng các giá trị về luân lư hỗ trợ gia đ́nh, tôi đă nhận thức rằng tất cả mọi tôn giáo trên thế giới, chứ không phải chỉ có những tôn giáo có đại biểu ở đây, có nhiều lănh vực rất thuận hợp nhau. Tất cả đều đồng ư rằng gia đ́nh là nền tảng và tất cả mọi qui luật chi phối các giá trị về luân lư đều hỗ trợ gia đ́nh.

 

“Theo chiều hướng đó, nếu dân chúng trên thế giới cẩn thận để ư đến những ǵ đang xẩy ra ở đây (tại Liên Hiệp Quốc), th́ họ sẽ hầu như hoàn toàn thấy rằng, những vị thế của các đại biểu của Ṭa Thánh tiêu biểu khít khao cho quan điểm của họ hơn là những vị thế của các đại biểu thuộc quốc gia họ. V́ lư do này tôi hănh diện hỗ trợ Ṭa Thánh cho vai tṛ của họ ở nơi đây tại Hiệp Chủng Quốc, và tôi khuyến khích các người khác cũng có cùng một ḷng trí như vậy.

 

“Ṭa Thánh là tiếng nói không thể bị hăm dọa bởi các xứ sở Tây Phương quyền lực và là tiếng nói khiến cho cuộc vận động này nhắm tới. Các phần tử của Giáo Hội chúng tôi hănh diện sánh vai làm việc với các phần tử của Giáo Hội Công Giáo về các vấn đề luân lư nơi xứ sở này, và chúng tôi hănh diện đứng về phía của họ ở nơi đây”.

 

(Kathryn Balmforth, the World Policy Center, Mormon Church,

cùng nguồn vừa dẫn)

 

·        Tôi đến đây hôm nay với tư cách đại diện cho những quan điểm của bao nhiêu chục ngàn người Do Thái Chính Thống và cổ truyền cả ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ lẫn khắp nơi trên thế giới. Ngồi tại Liên Hiệp Quốc này, một cơ quan tự xưng là thẩm quyền về các giá trị tổng hợp, các tiêu chuẩn cũng như lương tâm thế giới, tôi muốn lên án một nhóm cực đoan cấp tiến muốn làm cho cơ cấu thế giới này trở thành một lănh giới phi tôn giáo, phi giá trị. Họ muốn làm cho Liên Hiệp Quốc trở thành phi Công Giáo (‘Catholicrein’ theo Đức ngữ).

 

“Ngày nay những người cực đoan này t́m cách chối bỏ và tước quyền cộng đồng Công Giáo cùng với những ư tưởng của họ. Chính việc hiện diện có tính cách Công Giáo này thường phản ảnh những giáo huấn Do Thái truyền thống về việc tôn trọng sự sống và gia đ́nh.

 

“Thế nên, tôi yêu cầu Liên Hiệp Quốc và các phần tử của cơ quan này hăy loại bỏ đi việc kiểm chế này, loại bỏ đi t́nh trạng thiển cận này, và loại bỏ đi việc thù ghét Vatican cũng như thù ghét các vị thế pḥ sự sống và gia đ́nh của người Do Thái được Vatican lên tiếng”.

 

(Rabbi Yehuda Levin, Jews for Morality, Brooklyn New York,

cùng nguồn vừa dẫn)

 

Từ biến cố trên đây tại Liên Hiệp Quốc nói chung và từ những lời phát biểu tỏ thái độ của các đại biểu tôn giáo nói riêng, chúng ta hiển nhiên thấy được những điểm trọng yếu sau đây:

 

Thứ nhất, kẻ dữ bao giờ cũng muốn tiêu diệt người lành để được sống yên thân khỏi bị cắn rứt bởi những việc làm chân thiện của kẻ lành:

 

·        Mọi kẻ làm điều gian ác th́ ghét ánh sáng; họ không đến gần ánh sáng v́ sợ việc làm của họ bị lộ ra”. (Jn 3:20-21)

 

Thứ hai, tận đáy ḷng mọi người, bất kể thuộc tôn giáo nào, cũng đều có mầm mống chân thiện mỹ là những ǵ được thể hiện qua luật luân lư phổ quát, v́ thế, việc đối thoại liên tôn hay đại kết Kitô Giáo có thể bắt đầu bằng việc liên minh hoạt động phục vụ cho quyền lợi con người và thăng tiến xă hội:

 

·        Ai t́m kiếm chân lư th́ nghe thấy tiếng Tôi”. (Jn 18:37)

 

Thứ ba, tiếng của Chúa Kitô, vị chủ chiên tối cao, thực sự  được vang vọng qua Giáo Hội Công Giáo Rôma, bởi thế, để truyền bá phúc âm hóa thế giới, Giáo Hội của Người chỉ việc chiếu tỏa “ánh sáng sự sống” (Jn 8:12) là Chúa Kitô, qua chứng từ và lời rao giảng của Giáo Hội, bởi v́:

 

·        Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14).

 

 

TGP/LA Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, 31/5 Năm Thánh 2000

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL